Thẻ tín dụng đang ngày càng cho thấy rõ sự tiện lợi và tầm quan trọng của mình. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng loại thẻ này ở nước ta không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, muốn sử dụng thẻ tín dụng thì bạn cần phải đóng một số loại phí, trong đó 2 loại phí phổ biến nhất là phí thường niên và phí duy trì thẻ tín dụng. Vậy 2 loại phí này là gì và có điểm nào khác nhau? Hãy cùng Finmart tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Phí thường niên thẻ tín dụng là gì?
Phí thường niên thẻ tín dụng là một trong các loại phí mà khi sử dụng loại thẻ này bạn phải trả. Hàng năm, bạn sẽ cần đóng phí thường niên 1 lần để duy trì quyền sử dụng thẻ tín dụng. Mức phí thường niên thẻ tín dụng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại thẻ tín dụng (thẻ cơ bản, thẻ cao cấp, thẻ hạng sang) và ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ tín dụng càng có nhiều tính năng thì mức phí thường niên càng cao. Nhưng thông thường, phí thường niên sẽ dao động trong khoảng vài trăm nghìn tới vài triệu đồng.
Ngân hàng sẽ tự động thu phí thường niên thẻ tín dụng một lần trong năm. Thời điểm thu phí thường niên thường là vào ngày sao kê đầu tiên sau khi bạn mở thẻ hoặc vào ngày phát hành thẻ. Tùy nhiên, nhiều ngân hàng hiện nay có chính sách miễn hoặc hoàn phí thường niên năm đầu tiên cho khách hàng lần đầu mở thẻ tín dụng.
Ví dụ, nếu bạn mở thẻ tín dụng vào ngày 01/07/2025, ngân hàng sẽ thu phí thường niên ngày vào ngày nào (nếu không áp dụng chương trình miễn, hoàn phí thường niên). Sau đó tới ngày 01/07/2026 mới tiếp tục thu phí thường niên lần thứ 2. Mức phí thường niên do mỗi ngân hàng quy định. Có thể ngân hàng Techcombank quy định mức phí là 599.000 đồng cho thẻ Techcombank Everyday, ngân hàng HSCB quy định mức phí là 800.000 đồng cho dòng thẻ Tín Dụng HSBC Visa Bạch Kim Cash Back.
Tham khảo: Mẹo được miễn phí thường niên thẻ tín dụng có thể bạn chưa biết
2. Phí duy trì thẻ tín dụng là gì?
Đúng như tên gọi, đây là khoản phí để duy trì tài khoản thẻ tín dụng của bạn luôn hoạt động. Khoản phí duy trì thẻ tín dụng này có thể bao gồm cả dịch vụ hỗ trợ, quản lý tài khoản thẻ như phí xử lý giao dịch, phí sao kê,...

Hàng tháng chủ thẻ tín dụng sẽ phải trả một khoản phí duy trì thẻ nhất định. Hoặc phí duy trì thẻ tín dụng cũng có thể được tính theo từng giao dịch. Cách tính và mức phí duy trì thẻ tín dụng như thế nào, bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng.
Ngân hàng sẽ trực tiếp trừ phí duy trì thẻ tín dụng trên tài khoản thẻ của bạn hoặc khi bạn thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, thanh toán một phần dư nợ,...
Ví dụ, mỗi giao dịch với thẻ tín dụng bạn có thể bị thu 2% phí. Tuy nhiên, nếu trong một thời gian dài bạn không sử dụng thẻ tín dụng, không có giao dịch phát sinh hay số dư tài khoản không đủ thì ngân hàng có thể thu phí duy trì hàng tháng. Mức phí khoảng 50.000 VNĐ/tháng.
3. Sự khác nhau giữa phí thường niên và phí duy trì thẻ tín dụng
Do phí thường niên và phí duy trì thẻ ngân hàng là 2 loại phí riêng. Do đó 2 loại phí này có rất nhiều điểm khác nhau. Cụ thể:

4. Lưu ý về phí thường niên và phí duy trì thẻ tín dụng
Ngoài việc quan tâm tới sự khác nhau giữa phí thường niên và phí duy trì thẻ tín dụng bạn cũng nên nắm được một số lưu ý sau:
- Một số ngân hàng hiện nay đang triển khai miễn hoặc hoàn phí thường niên năm đầu tiên cho khách hàng mở thẻ lần đầu. Do đó, bạn nên tham khảo ngân hàng nào có chương trình này để mở thẻ, giúp tiết kiệm được một khoản phí đáng kể. Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thể đưa ra một số điều kiện đi kèm
- Trường hợp ngân hàng không miễn phí thường niên bạn có thể trực tiếp đề nghị với giao dịch viên ngân hàng để xem có thể được hỗ trợ miễn hay hoàn khoản phí này không
Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc phí thường niên và phí duy trì thẻ tín dụng khác nhau thế nào. Nếu bạn đã hiểu rõ 2 loại phí này và đang muốn mở thẻ tín dụng hãy liên hệ với Finmart để được hỗ trợ và nhận ưu đãi tốt nhất khi mở thẻ tín dụng nhé.